
Sợi Bã Nhờn Là Gì? Cách Điều Trị Sợi Bã Nhờn
Mụn đầu đen và sợi bã nhờn là hai vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lầm tưởng. Và bạn có nặn bao nhiêu lần thì chúng vẫn quay lại, đó chính là sợi bã nhờn. Vivita Beauty sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về sợi bã nhờn qua bài viết dưới đây nhé.
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Sợi bã nhờn là gì?
Sợi bã nhờn là phần tự nhiên của lỗ chân lông, chủ yếu gồm chất béo trung tính, wax esters và squalene. Bình thường các sợi bã nhờn thường không nhìn rõ, khi lượng bã nhờn tăng lên, dầu bắt đầu tích tụ trong lỗ chân lông và sợi bã nhờn bắt đầu làm giãn lỗ chân lông và tràn ra ngoài.
Tất cả chúng ta đều có sợi bã nhờn, chúng có màu vàng, sáng hơn mụn đầu đen và thường xuất hiện ở vùng có nhiều dầu như mũi, cằm và vùng T-zone.
Sợi bã nhờn sẽ hình thành ở làn da dầu, lỗ chân lông to nhiều hơn làn da khô, lỗ chân lông nhỏ. Các nguyên nhân khác có thể kể đến như độ tuổi, tính di truyền, độ dày của nang lông, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen

Sợi bã nhờn | Mụn đầu đen |
-Vàng, mềm, hình dáng sợi mảnh nhỏ -Trên bề mặt: chấm nhỏ màu nâu hoặc đen rất nhạt -Tồn tại như một phần tự nhiên -Nằm dưới bề mặt da, khi sờ vào vùng da có sợi bã nhờn sẽ thấy da mịn, cảm giác đều -Hình thành theo từng cụm | -Đen, cứng -Trên bề mặt: màu đậm và to hơn -Là triệu chứng của mụn trứng cá, xếp vào loại mụn nhẹ -Nhô lên, cảm giác sờ sẽ sần sùi -Hình thành đơn lẻ |
3. Cách điều trị sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn có thể lấy ra dễ dàng tuy nhiên chúng sẽ lại xuất hiện sau khoảng 1 tháng, thậm chí vài tuần, vài ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên nặn sợi bã nhờn bởi da có thể bị nhiễm trùng và nặng hơn nữa là hình thành sẹo.
Cách tốt nhất là hãy kiểm soát lượng dầu tiết ra, làm sạch đúng cách và tẩy da chết thường xuyên để giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng. Dưới đây là một số hoạt chất giúp kiểm soát sự hình thành bã nhờn.
1. Acid Salicylic

BHA (Acid salicyclic) là acid gốc dầu, có thể hoạt động sâu bên trong lỗ chân lông, giải quyết các tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tẩy tế bào chết và thúc đẩy tăng sinh các tế bào mới.
Acid Salicylic với nồng độ 0.5%-2% sẽ làm giảm được lượng dầu sản xuất trên da và giảm thiểu kích thước của các sợi bã nhờn.
2. Acid Glycolic
Đây là acid gốc nước, một loại AHA, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn đầu đen. Acid Glycolic cũng giúp làm giảm sự xuất hiện của sợi bã nhờn và không gây khô da như Acid Salicylic.
3. Benzoyl Peroxide

Đây là thành phần khá phổ biến để trị mụn, hoạt chất này giúp hạn chế sự tiết dầu ở da và làm giảm kích thước lỗ chân lông. Hầu hết các sản phẩm được bán với nồng độ 10% BPO, nhưng với nồng độ 2.5% và 5% cũng đã hoạt động tốt.
Khi bắt đầu dùng BPO thì các nàng thường sẽ trải qua tình trạng kích ứng, da bị đỏ nhẹ khi sử dụng lần đầu, vì vậy Vivita Beauty khuyên các bạn nên bắt đầu với nồng độ % thấp và test trước trên vùng da nhỏ.
4. Tinh dầu tràm trà
Thành phần này có thể kiểm soát lượng dầu thừa trên da và làm giảm sự xuất hiện của sợi bã nhờn. Tinh dầu tràm trà có thể được tìm thấy trong sữa rửa mặt, mặt nạ, toner,..
5. Mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét thường chứa cao lanh hay đất sét bentonit, giúp làm sạch sâu hơn và thường hút dầu khá nhiều.
Cần lưu ý là sản phẩm này sẽ phù hợp với da dầu, hỗn hợp thiên dầu hơn là làn da khô, da thường. Nếu bạn có làn da khô và thiếu độ ẩm, thì sử dụng mặt nạ đất sét trong thời gian dài sẽ rất dễ khiến da bị break out, mẩn ngứa.
Hy vọng qua bài viết trên, Vivita Beauty đã đưa ra khái niệm về sợi bã nhờn và gợi ý các hoạt chất phù hợp để điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé.

