kem chống nắng từng loại da
Chăm Sóc Da

Tips Chọn Kem Chống Nắng Phù Hợp Cho Từng Loại Da

Kem chống nắng là sản phẩm thiết yếu dành cho cả nam, nữ và thậm chí cho trẻ nhỏ. Cùng Vivita Beauty tìm ra bí quyết chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da nhé.

1. Tìm hiểu về chỉ số SPF và PA

Da chịu ảnh hưởng bởi tia UVA (gây lão hoá) và UVB (gây bỏng rát), với liều lượng vừa phải tia UV thì cơ thể sẽ tổng hợp được vitamin D, chống còi xương và chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên nếu chúng ta tiếp xúc với cường độ lớn tia UV và thường xuyên tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể.

Để tránh những ảnh hưởng mà tia UV mang lại, thì chúng ta cần lựa chọn kem chống nắng phù hợp và chỉ số SPF và PA chính là 2 chỉ số đánh giá khả năng chống lại tia UV của kem chống nắng.

SPF và PA chính là 2 chỉ số đánh giá khả năng chống lại tia UV của kem chống nắng
SPF và PA chính là 2 chỉ số đánh giá khả năng chống lại tia UV của kem chống nắng

Chỉ số SPF

Chỉ số SPF (sun protection factor) giúp định mức khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Cách định mức được tính theo  số giờ và tỷ lệ phần trăm khi sử dụng kem chống nắng trên da. SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. 1 SPF bảo vệ da trong 10 phút, cùng hiểu rõ qua ví dụ sau nhé:

  • Kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 150 phút.
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF là 50 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 500 phút.

Còn nếu hiểu theo tỷ lệ phần trăm:

  • Kem chống nắng SPF 20 chống được 93% tia UVB, có tác dụng bảo vệ da trong vòng 200 phút.
  • Kem chống nắng SPF 30 chống được 97% tia UVB, có tác dụng bảo vệ da trong vòng 300 phút.
  • Kem chống nắng SPF 50 chống được 98% tia UVB,có tác dụng bảo vệ da trong vòng 500 phút.

(Tỷ lệ này chỉ mang tính chất tương đối)

Chỉ số PA

Chỉ số PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Thông thường chúng ta sẽ thấy dấu + theo sau PA như PA+, PA++,..Dưới đây là ý nghĩa của bảng xếp hạng PA:

  • PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
  • PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%.
  • PA+++: có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.
  • PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.

2.  Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng được phân loại thành kem chống nắng vật lý và hoá học, chúng ta có thể nhận biết thông qua thành phần hoá học của kem chống nắng.

Kem chống nắng vật lý

Cơ chế hoạt động:  tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được.

Thành phần chính: Zinc oxide và Titanium dioxide.

Ưu điểm: lành tính, ít gây kích ứng cho da, bền vững dưới ánh nắng.

Nhược điểm: 

  • Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn
  • Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi.
  • Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da và tệp màu với lớp trang điểm.

Kem chống nắng hoá học

Cơ chế hoạt động: Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.

Thành phần chính: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… 

Ưu điểm: 

  • Thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.
  • Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước
  • Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm

Nhược điểm: 

  • Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với làn da nhạy cảm
  • Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại
  • Chờ 15-20 phút sau khi bôi để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng

Ngoài ra, hiện nay đã có thêm kem chống nắng vật lý lai hoá học tổng hợp các ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học. Công nghệ này được gọi là Mexoplex. Kem chống nắng dạng này không tạo lớp màu trắng bệch như kem chống nắng vật lý lại có độ bền vững lâu dài dưới nắng, đồng thời sản phẩm có phổ chống tia UV khá rộng lên đến PPD 38 (hơn cả PA++++).

Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hoá học
Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hoá học

3. Gợi ý một số kem chống nắng cho da khô

Đối với làn da khô, chúng ta nên chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm, một số kem chống nắng cho da khô gồm:

  • Kem chống nắng Cell Fusion C cho da khô
  • Kem chống nắng JM Solution
  • Kem chống nắng The Saem
  • Kem chống nắng Vichy Dry Touch
  • Kem chống nắng Natural Sun Eco No Shine Hydrating Sun Cream
  • Kem chống nắng cho da khô Anessa dạng Gel
  • Kem chống nắng La Roche Posay Anthelios Pocket
Một số kem chống nắng cho da khô
Một số kem chống nắng cho da khô

4. Gợi ý một số kem chống nắng cho da dầu

Để tránh tình trạng bí da và hiện tượng vệt trắng, loang lổ do da tiết nhiều dầu, bạn nên chọn những sản phẩm có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Một số kem chống nắng cho da dầu gồm:

  • Kem chống nắng Anessa Perfect UV Skincare Milk SPF 50+ PA++++ 
  • Kem chống nắng La Roche Posay Anthelios Dry Touch
  • Kem chống nắng Vichy Spf50+ Capital Soleil Mattifying 3-in-1
  • Kem chống nắng cho da dầu Bioderma Photoderm AKN Mat SPF 30
  • Kem chống nắng Clinique Super City Block
  • Kem chống nắng cho da dầu Kiehl’s UV Defense Anti-Pollution
  • Kem chống nắng dạng sữa Senka Perfect UV Milk
Một số kem chống nắng cho da dầu
Một số kem chống nắng cho da dầu

Hy vọng qua bài viết trêm, Vivita Beauty đã gợi ý được các tips giúp các nàng chọn lựa kem chống nắng cho mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé, chúc các nàng có làn da đẹp và trẻ trung.

Xem thêm: Review 11 Loại Kem Chống Nắng Được Nhiều Chị Em Tin Dùng Nhất

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.