Tại Sao Có Trường Hợp Dùng Vitamin C Bị Vàng Da?
Chăm Sóc Da

[Giải Đáp] Tại Sao Có Trường Hợp Dùng Vitamin C Bị Vàng Da?

Serum Vitamin C là món đồ skincare không thể thiếu để giúp các chị em làm sáng da, chống lão hoá. Tuy nhiên, chúng ta có thể đã gặp trường hợp sử dụng Vitamin C khiến da tay hoặc da mặt vàng, cùng Vivita Beauty tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

1. Tại sao dùng Vitamin C bị vàng da (tay, mặt)?

Có thể khi các nàng dùng serum chứa Vitamin C sẽ gặp tình trạng vàng da và thậm chí vàng mặt, đây là lý do dẫn đến hiện tượng này:

Vitamin C (Acid Ascorbic) sẽ dễ bị oxy hoá thành Dehydroascorbic Acid (có màu cam nâu). Phản ứng này xảy ra khi hoà tan Vitamin C vào trong nước và vẫn xảy ra trên da của mình.

Phản ứng oxy hóa sẽ chuyển biến nhanh hơn nếu tiếp xúc với oxy, ánh sáng. Vì vậy, lọ serum Vitamin C luôn được thiết kế tối màu và luôn được khuyên bảo quản trong tủ lạnh hoặc chiết ra sử dụng để tránh tiếp xúc với oxy. Những điều này giảm tốc độ bị oxy hoá của Vitamin C.

Ngoài ra, chúng ta có thể đảo ngược phản ứng (Dehydroascorbic Acid thành Vitamin C) bằng cách bổ sung thêm những chất chống oxy hóa đúng và tốt như Vitamin E, Ferulic Acid vào Vitamin C

Tuy nhiên, Dehydroascorbic Acid vẫn chưa phải chất chuyển hoá cuối cùng. Chất này lại tiếp tục phân huỷ thành Erythrulose. Vậy Erythrulose là gì?

Đây là chất phản ứng với protein lớp tế bào sừng chết trên bề mặt da ta và tạo thành hợp chất màu nâu. Và lớp chất vàng nâu sẽ biến mất khi mình tẩy da chết và biến mất sau vài ngày, vậy đó là lý do khiến chúng ta bị vàng tay khi sử dụng Vitamin C.

Quá trình chuyển hoá của Vitamin C
Quá trình chuyển hoá của Vitamin C

2. Các loại Vitamin C được sử dụng trong mỹ phẩm

1. LAA (Acid L-Ascorbic) 

  • Nồng độ %: 5-20%
  • Độ pH: 3.5-4        

Đây là dạng Vitamin C cho hiệu quả cao nhất và phổ biến nhất trong các loại Vitamin C.

pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của L-ascorbic acid, nhiều nghiên cứu cho thấy độ pH dưới 3.5 làm tăng khả năng hấp thụ nó.

Nồng độ tối thiểu để vitamin C bôi lên da có hiệu quả là trên 8%, tác dụng của vitamin C tỉ lệ thuận với nồng độ của nó, tuy nhiên khi đạt trên 20% dường như không làm tăng thêm hoạt tính của vitamin C. Do đó, các sản phẩm vitamin C hiện nay chủ yếu chứa vitamin C nồng độ từ 10-20%.

2. MAP (Magnesium Ascorbyl Phosphate‌)

  • Nồng độ %: 3-10
  • Độ pH: 6.5

MAP là loại vitamin C tan trong nước, ít kích ứng và bền vững hơn LAA rất nhiều. 

MAP có tác dụng chống oxy hóa tương đương với LAA nồng độ 3%-5%. Nhưng hiệu quả làm trắng sáng da thì không bằng LAA.

MAP là một trong số ít dạng vitamin C có thể kết hợp tốt với Niacinamide.

3. SAP (Sodium Ascorbyl Phosphate)

  • ‌Nồng độ %: 3-10
  • Độ pH: 6.5-7

SAP tan trong nước và ít gây kích ứng cho da. SAP cũng có khả năng kích thích sản sinh collagen nhưng không bằng LAA và chỉ bằng 1/10 của MAP. 

Tuy nhiên, nó lại là dạng vitamin C bền vững, sử dụng được lâu dài và thích hợp với các làn da nhạy cảm.‌‌

4. Ascorbyl Glucoside

‌‌Ascobyl Glucoside là một dạng vitamin C rất phổ biến trong các sản phẩm làm đều màu da và mờ vết thâm hiện nay.

Ascorbyl Glucoside mang tính axit nhưng chỉ bền vững ở pH từ 5-7. Nó có tác dụng chống oxy hóa và kích thích collagen tương tự với LAA và MAP.

5. Tetrahexyldecyl Ascorbate (ATIP)

Tetrahexyldecyl Ascorbate là dạng tan trong dầu của vitamin C. Vì đặc tính này mà nó thẩm thấu vào da sâu hơn các dạng vitamin C khác. 

ATIP được cho là có cả 3 đặc tính của vitamin C nguyên chất: nó giúp chống lại quá trình oxy hóa gây ra bởi tác động của tia UVB và UVA, nó giúp kích thích sản sinh collagen (thậm chí còn tốt hơn LAA) và nó cũng có khả năng làm sáng da bằng cách giảm đến 80% lượng hắc tố hình thành.

ATIP có khả năng chống lại các gốc tự do, kích thích sản sinh collagen tương đương với SAP và MAP ở nồng độ 7%.

Vì tan trong dầu nên dạng vitamin C này bền vững và chậm oxy hóa hơn các dạng tan trong nước.

Các loại vitamin C sử dụng trong mỹ phẩm
Các loại vitamin C sử dụng trong mỹ phẩm

3. Cách khắc phục bị vàng da khi dùng Vitamin C

1. Dùng thêm các loại Vitamin C dạng L-AA có chứa thêm Vitamin E, Ferulic Acid

Dưới đây là một số serum Vitamin C chứa những hoạt chất chống oxy hoá:

  1. Tinh chất Timeless CEF: 20% Vitamin C + E + Ferulic Acid Serum
  2. Tinh Chất Paula’s Choice Đặc Trị Chống Lão Hóa C15: 15% Vitamin C , Vitamin E, Ferulic Acid
  3. SkinCeuticals C E Ferulic: 15% Vitamin C, 1% alpha tocopherol (Vitamin E), 0.5% ferulic acid
  4. Serum Skin Deva 20% Vitamin C + E + Ferulic Acid
  5. Serum Cosmetic Skin Solutions Vitamin C + E: 15% Vitamin C (dạng LAA), 1% vitamin E (Alpha Tocopherol) và 0,5% axit ferulic
Dùng thêm các loại Vitamin C dạng L-AA có chứa thêm Vitamin E, Ferulic Acid
Dùng thêm các loại Vitamin C dạng L-AA có chứa thêm Vitamin E, Ferulic Acid

2. Dùng các dạng Vitamin C như MAP (Magnesium Ascorbyl Phosphate), SAP (Sodium Ascorbyl Phosphate) để không bị oxy hoá mạnh

Dưới đây là 1 số serum Vitamin C chứa MAP, SAP:

  1. Serum Vitamin C TruSkin Naturals: 20% SAP
  2. Serum Vitamin C Balance: Sodium Ascorbic Acid (SAP)  và Ascorbic Acid 2-Glucoside (AA2G)
  3. Serum Vitamin C OZ Naturals: 20% SAP 
  4. Serum Vitamin C Mad Hippie: 10% SAP
Dùng các dạng Vitamin C như MAP, SAP
Dùng các dạng Vitamin C như MAP, SAP

3. Rửa tay sạch sau khi bôi

Vì lớp sừng trên bàn tay người thường dày hơn trên da mặt nên dễ bị vàng hơn nên để hạn chế bị vàng tay thì các nàng nên rửa tay khi thoa serum Vitamin C nhé.

4. Bôi Vitamin C đều trên mặt và lấy lượng vừa đủ

5. Tẩy da chết đều đặn

Tẩy da chết đều đặn
Tẩy da chết đều đặn

Trên đây là bài viết giải thích vì sao dùng serum Vitamin C gây vàng da của Vivita Beauty. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé, chúc các nàng có làn da đẹp và trẻ trung.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.