Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Làn Da
Chăm Sóc Da,  Kiến Thức Làm Đẹp

Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Làn Da – Phần 2

Tiếp nối chuyên đề về cấu trúc và chức năng của làn da, phần này Vivita Beauty sẽ đề cập về cấu trúc da của các bộ phận phụ và chức năng sinh lý của da.

1. Cấu trúc của các bộ phận phụ

Cấu trúc các bộ phận phụ của da
Cấu trúc các bộ phận phụ của da

Các bộ phận phụ: gồm có các bao lông, các tuyến bã nhờn, các tuyến mồ hôi, các sợi thần kinh, các mạch máu, bạch mạch,.. nằm xen trong các tổ chức biểu bì, trung bì, hạ bì.

1. Các bao lông

Cấu tạo bởi lớp niêm mạc biểu bì và xuyên sâu xuống tận hạ bì nên đáy của các lớp bao lông này (hay còn gọi là các lỗ chân lông) chỉ cấu tạo bởi một lớp tế bào mỏng và độc nhất chưa bị sừng hoá.

Vì vậy, các hoạt chất thân dầu có thể đi qua bao lông và thẳng tới chân bì. Tuy nhiên ở người chỉ có khoảng 40 – 70 nang/cm² (chỉ chiếm 1-2% diện tích bề mặt da), vì vậy sự hấp thu qua đường này không đáng kể.

2. Các tuyến bã nhờn

Thông với bao lông và tiết vào đó các chất béo làm cho lông trơn bóng. Các chất này cùng với các chất có trong thành phần của các tế bào ở lớp sừng bị bong tróc ra tạo thành màng chất béo phủ trên bề mặt của biểu bì.

3. Các tuyến mồ hôi

Từ 2-5 triệu tuyến ở dạng hình ống xuyên qua các lớp tổ chức ở da, phần chân là phần tiết mồ hôi nằm cuộn lại và sâu trong hạ bì, còn đầu ống mở ra ở bề mặt biểu bì. Mồ hôi có pH 4-6.8.

Ngoài chức năng bài tiết, tuyến này còn có chức năng điều hoà thân nhiệt. Đây còn là đường thấm của hoạt chất với tốc độ nhanh nhưng tổng lượng hoạt chất thấm qua là không đáng kể, chỉ chiếm 0.1%

2. Chức năng sinh lý của da

Da có chức năng quan trọng là bảo vệ giúp chống lại các tác động tiêu cực
Da có chức năng quan trọng là bảo vệ giúp chống lại các tác động tiêu cực

Da đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý như bảo vệ, bài tiết, điều hoà thân nhiệt, tổng hợp dự trữ, điều hoà huyết áp, hô hấp và là một cơ quan xúc giác, và ở bài viết này, Vivita Beauty sẽ đề cập nhiều hơn đến chức năng bảo vệ và chức năng dự trữ cùng một số chức năng khác.

1. Chức năng cơ học

Chủ yếu do lớp trung bì đảm nhận, làm cho da dẻo dai và linh động.

2. Chức năng bảo vệ

  • Bảo vệ hoá học: lớp sừng rất ít cho các hoá chất thấm qua
  • Bảo vệ các tia: lớp sừng là rào cản các tia tử ngoại, hồng ngoại… Tuy nhiên, nếu phơi ra ánh nắng mặt trời trong thời gian lâu, tia cực tím có thể gây tổn thương cho da.
  • Bảo vệ vi sinh học: lớp sừng được coi như hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật. Môi trường hơi acid của màng chất béo bảo vệ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

3. Chức năng dự trữ

Da là kho dự trữ quan trọng về chất lỏng, các muối và chất béo. Đặc biệt, các steroid là những chất tham gia quá trình tổng hợp sinh tố D và có khả năng làm cho các chất béo ở da trở nên thân nước.

4. Chức năng điều hoà nhiệt độ

Hệ thống mao mạch và các tuyến mồ hôi ở da giúp điều hoà thân nhiệt theo cơ chế giãn mạch và bốc hơi nước.

5. Chức năng bài tiết

Da thải trừ các sản phẩm chuyển hoá, các cặn bã… thông qua các tuyến bã nhờn và các tuyến mồ hôi.

6. Chức năng cảm giác

Ở trung bì bắt đầu có những tận cùng của các dây thần kinh cảm giác, nhờ đó da có khả năng thu nhận cảm giác từ môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, áp suất…

7. Chức năng hô hấp

Sự hô hấp theo đường này tuy nhỏ (khoảng 0.5 mm³/1cm²/1 giờ) nhưng rất cần thiết cho sự sống, vì vậy người bị bỏng trên diện tích rộng có thể chết vì thiếu dưỡng khí.

Kết thúc 2 phần về cấu trúc của làn da và chức năng sinh lý da, hy vọng Vivita Beauty đã đem lại kiến thức tổng quát cho các chị em phụ nữ về làn da của chúng mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé, chúc các nàng có làn da đẹp và trẻ trung.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Làn Da – Phần 1

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.